Thứ Tư

Kỹ thuật trồng cây mận cơm cơ bản

Mận cơm là một trong những loại cây ăn quả mọt nhiều ở vùng núi tây bắc và một số địa phương có đất đồi núi. Mận cơm hay còn gọi là mận rừng là loại mận có kích thước nhỏ hơn mận hậu, ít chua hơn nhưng có thêm vị chát khiến các chị em rất thích thú. Đây là món ăn vặt rất khoái khẩu của các chị em văn phòng, chị em mang bầu.

Ngoài ra, mận cơm còn được nhiều người sử dụng để ướp đường hoặc ngâm rượu. Theo góc độ dinh dưỡng, mận cơm cung cấp giàu vitamin C và chất xơ rất tốt cho da và hệ tiêu hóa. Vì thế, nếu bạn trồng cây mận cơm ở nhà vừa có cây bóng mát lại vừa có quả ăn vặt rất thú vị. Cùng tìm hiểu cách trồng cây mận cơm dưới đây nhé.


Điều kiện đất trồng mận cơm

Mận cơm có thể trồng tại vườn nhà hoặc tận dụng những ô đất trống trong sân. Để trồng cây mận cơm, bạn cần chuẩn bị những thứ sau: xẻng xúc loại nhỏ, đất tơi xốp và một số loại phân bón hữu cơ, thành phần nito, kali nitrate trong phân bón...

Mận cơm là loại cây tương đối ưa sáng và không chịu được điều kiện nước ngập úng nên nếu có thể hãy chọn chỗ trồng cây hứng được ánh sáng mặt trời, tránh cho cây mận cơm bị còi cọc do điều kiện quang hợp không đảm bảo. Đồng thời, cần có đường thoát nước cho khu vực trồng mận cơm phòng những ngày mưa lớn.

Mận cơm thích hợp sinh trường nhất trong loại đất mùn có độ tơi xốp cao. Để đất có hàm lượng dinh dưỡng đảm bảo, bạn cần tiến hành trộn lẫn với một số loại phân hữu cơ, potassium chloride, mùn cưa. Đồng thời chống nấm mốc ăn rễ cây mận cơm bằng cách sử dụng phân hóa học chứa vôi bột rồi phơi ải khoảng 15 ngày trước khi đem vào sử dụng.


Chế độ dinh dưỡng và chăm bón mận cơm

Cây mận cơm thường được trồng bằng phương pháp chiết cành hoặc ươm giống. Đối với phương pháp chiết cành mận cơm cũng tương tự với cách chiết cành của những loại cây khác. Còn với phương pháp trồng bằng hạt cần chuẩn bị đất mềm, trộn lẫn amôn và phân trùn quế, tưới nước tạo độ ẩm nhất định. Sau đó, tưới đều nước hàng ngày, không để đất khô cằn.

Cây mận cơm trồng đạt hiệu trái tốt nhất không chỉ là ra trái thật nhiều mà còn phải đáp ứng được yếu tố về tư thế, hình dáng. Do vậy, ngoài các loại phân bón thúc đẩy sự phát triển của cây cần bón thêm phân DAP cho lá và cành cây mận cơm bóng bẩy, đẹp mướt.


Mận cơm là một trong những loại cây ăn quả tương đối dễ trồng và dễ chăm sóc. Chúc các bạn thành công với cây ăn quả vô cùng thú vị này nhé.

Kỹ thuật trồng cây mận cơm cơ bản Rating: 4.5 Diposkan Oleh: Unknown

3 nhận xét: