Thứ Sáu

Kinh nghiệm trồng cây hồng ngâm quả sai, ngọt, thơm

Hồng ngâm là loại trái cây khá phổ biến tại Việt Nam với vị ngọt vừa phải, dễ ăn, phù hợp với khẩu vị của hầu hết người Việt Nam. Hồng ngâm cũng là loại cây có thể trồng ở rất nhiều khu vực khác nhau nhưng phổ biến nhất là ở vùng phía bắc. Dưới đây là những kinh nghiệm trồng cây hồng ngâm cho quả ngon ngọt, sai chĩu cành.

Chuẩn bị dụng cụ trồng hồng ngâm

Về dụng cụ, bạn có thể tận dụng các loại giấy bao xi măng, chậu hay khay thùng xốp… để trồng cây. Tuy nhiên, cũng giống với nguyên tắc khi trồng các loại cây khác nhau, thùng và chậu phải được đục lỗ thông thoáng để thoát hết nước thừa ra khỏi chậu, chống ngậm úng.


Với cây hồng ngâm, hãy chọn những chậu, thùng có kích thước tối thiểu là 30x30cm. Chậu càng to thì càng dễ để rễ cây phát triển, tất nhiên chậu cây sẽ tốn không gian, tốn đất, tốn phân bón hơn.

Làm đất trồng cây hồng ngâm

Cây hồng ngâm có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên, hồng ngâm sẽ phát triển tốt và cho nhiều trái nếu được trồng trên đất thịt nhẹ, thoát nước tốt, giàu dinh dưỡng. Bạn cũng có thể mua sắn đất có trộn sắn các chất dinh dưỡng và phân sinh học Amino Acid hoặc tự làm đất bón lót với vôi, phân hữu cơ rồi phơi ải khoảng 1 tuần để vôi thanh trùng vi khuẩn, nấm gây bệnh tồn tại trong đất.

Lựa chọn giống cây hồng ngâm

Cây hồng ngâm có thể trồng bằng hạt hoặc chiết cành cũng được. Người trồng thường chọn phương pháp chiết cành bởi cây sẽ nhanh cho trái hơn. Còn nếu trồng bằng hạt giống thì bạn nên đến những cửa hàng cao sản uy tín để chọn mua giống khỏe mạnh không mầm bệnh.

Quy cách chăm bón cây hồng ngâm

Khi mới trồng cây xong, điều nên làm thường xuyên đó chính là tưới nước. Hãy tưới nước đều mỗi ngày và nên tưới sáng, chiều bởi buổi tối đất ẩm sẽ dễ tạo điều kiện phát triển cho vi khuẩn nấm gây bệnh.

Đồng thời bạn cũng nên bón phân bổ sung đạm, MgSO4.1H2O, kali… Bón phân tập trung vào các thời điểm sau: vừa trồng cây hồng ngâm xong (thúc cây bén rễ), cây đang đà phát triển (thúc cây phát triển cành, lá), cây bắt đầu đơm hoa kết trái (thúc quả mau lớn và tăng số lượng). Thời điểm cây ra quả hãy bón thúc thêm Potassium chloride sẽ giúp quả đậu nhiều hơn, ít rụng hơn.

Như vậy, trên đây là những kiến thức và kinh nghiệm trồng cây hồng ngâm rất bổ ích. Hi vọng nó sẽ là những bài học giúp bạn có vườn cây hồng ngâm sai quả trĩu cành.

Kinh nghiệm trồng cây hồng ngâm quả sai, ngọt, thơm Rating: 4.5 Diposkan Oleh: Unknown

0 nhận xét:

Đăng nhận xét