Thứ Ba

Mách bạn bí quyết trồng thanh long sai quả tại vườn

Là một trong những loại trái cây không thể thiếu trong mâm ngũ quả người dân bắc bộ, thanh long được xem như một loại quả vừa ngon vừa mang lại may mắn. Đối với sức khỏe con người, thanh long có rất nhiều công dụng hữu ích mà không phải ai cũng biết: tốt cho hệ tim mạch, ngăn ngừa nguy cơ tiểu đường, tốt cho hệ tiêu hóa và còn làm đẹp da cho các chị em nữa.


Thanh long thường được trồng tại các trang trại lớn ở vùng cao và đó chính là nơi đem lại quả thu hoạch chất lượng tốt nhất. Tuy nhiên, ở vùng đồng bằng, bà con cũng có thể trồng thanh long tại vườn nếu biết cách và kỹ thuật. Dưới đây là những kỹ thuật trồng thanh long giúp cho bà con có thể trồng tại vườn nhà mà vẫn cho ra sai quả và chất lượng trái ngon nhất.

Chuẩn bị giống trồng cây thanh long

Tại các viện nghiên cứu thực vật, thanh long thường được trồng bằng hạt để tiện cho việc nghiên cứu. Tuy nhiên, trên thực tế người ta thường trồng bằng hom, tức là trồng bằng lá cây thanh long. Lá cây thanh long khi gặp điều kiện thuận lợi có thể mọc mầm và phát triển thành cây con khác. Đất gieo trồng hom giống thanh long nên sử dụng loại đất tơi xốp hoặc đất thịt nhẹ đã qua xử lý phèn chua bằng vôi bột hoặc hàn the công nghiệp.

Bạn nên chọn những lá thanh long già rồi cắt thành những khúc dài khoảng 20cm vùi trong đất cát ẩm, chờ mọc mầm. Thông thường với điều kiện đất pha cát ẩm, lá thanh long có thể mọc mầm sau khoảng 1 đến 2 tuần. Khi mầm mọc được khoảng 3cm hãy tách lấy hom ra và trồng vào khu vực đất vườn. Mỗi cây nên trồng cách nhau ít nhất 3m và có cắm cọc trụ để cố định.

Kinh nghiệm chăm sóc cây thanh long

Đối với đất trồng thanh long phải được xới tơi và bón lót với một số loại tro trấu, borax và tưới nước đủ ẩm. Sau khi trồng thanh long xong khuyến khích bà con nên sử dụng rào chắn để ngăn gia súc, gia cầm đào bới gây chột rễ.

Thông thường, bà con nên chia chế độ bón phân làm nhiều đợt nhằm cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho cây mà không làm cây bị thừa phân. Ở thời kỳ đầu, nên sử dụng phân bón hữu cơ bón xung quanh gốc cây thanh long. Sau khoảng 2 tháng, cây thanh long phát triển mạnh thì tiếp tục sử dụng đến một số loại phân bón hóa học chứa magie sulphat monohydrate, sắt và kẽm.

Thanh long là loại cây ưa nước nên cần có chế độ tưới tiêu hợp lý, đều đặn tránh cây bị khô ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng và sản lượng thu hoạch.

Mách bạn bí quyết trồng thanh long sai quả tại vườn Rating: 4.5 Diposkan Oleh: Unknown

0 nhận xét:

Đăng nhận xét