Trong hoạt động thâm canh cây lúa, hoạt động tưới bón cung cấp
dinh dưỡng cho cây là điều hết sức quan trọng. Bón phân không chỉ làm tăng năng
suất cây lúa mà còn giúp cây trồng phát triển tốt nâng cao khả năng kháng sâu bệnh
hại. Đối với mỗi loại đất và từng thời vụ khác nhau chúng ta sẽ có những kỹ thuật
bón phân khác nhau nhưng điều quan trọng là phải bón đủ, cân đối không lạm dụng.
Như bà con biết, lúa là một trong những loại cây trồng sống
trong điều kiện ngập nước nên trong thời điểm sinh trưởng, lúa cũng rất cần đầy
đủ các yếu tố dinh dưỡng cho cây trồng.
Trong đó, các chất dinh dưỡng dùng cho cây lúa thuộc 3 nhóm: đa, trung, vi lượng.
Các chất đa lượng quan trọng nhất điển hình như: đạm, kali, supe lân.
Theo nghiên cứu và thực tiễn, cây lúa có thể trồng trên nhiều
loại đất khác nhau: đất thịt, đất bùn, đất vườn... Mặc dù để ruộng lúa đạt năng
suất cao còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng các chất dinh dưỡng có sẵn trong
đất và trong hoạt động cung cấp thêm phân bón cho cây trồng là quan trọng nhất.
Phân bón lúa được hiểu chính xác là hợp chất chứa các chất dinh dưỡng cần thiết
cho quá trình phát triển của cây lúa. Tuy nhiên, hoạt động bón phân phải đúng
cách, đúng giai đoạn nhằm đạt kết quả sản xuất cao nhất.
Ngoài phân bón, dinh dưỡng còn một vài yếu tố khác ảnh hưởng
đến sự phát triển của cây lúa: khí hậu, thời tiết, giống lúa, mùa vụ và điều kiện
canh tác... Theo kiến thức từ các bản tin nông nghiệp, để có năng suất lúa đạt trên
5 tấn/ha thì mỗi vụ lúa sẽ cần bón khoảng 90kg N, 50kg P2O5 và 40kg K2O. Như vậy,
có thể thấy phân bón có vai trò hết sức quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quá
trình sinh trưởng và phát triển của cây nhất là lúa nước.
Với kiến thức đổi mới, hiện nay để tăng hiệu quả của hoạt động
cung cấp phân bón cho cây lúa, người làm nông cần chia lượng phân cần bón ra
làm nhiều lần khác nhau. 3 giai đoạn cần thiết nhất để cung cấp dinh dưỡng đa
lượng cho cây lúa: giai đoạn ra rễ, thời kỳ đẻ nhánh và giai đoạn lên đòng trổ
bông.
Bên cạnh nhóm phân đa lượng, thì các loại phân trung và phân
vi lượng cũng rất cần thiết cho sự phát triển của cây lúa. Phân trung và vi lượng
được xem như những chất xúc tác kích thích cây lúa phát triển tốt và mặc dù nhu
cầu không lớn nhưng 2 nhóm phân này cũng không thể thiếu khi trồng lúa.
Là một trong những loại cây lương thực Việt Nam, lúa nước được trồng rất
phổ biến dưới nhiều mô hình, quy mô. Sản xuất công nghiệp tập trung có, canh
tác nhỏ lẻ hộ gia đình có. Nhìn chung, tương lai lúa nước Việt Nam sẽ có những
thành tựu rõ rệt nếu chú trọng vào khâu tuyển chọn con giống và nghiên cứu dinh
dưỡng cây trồng.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét