Hiện nay, ngành chăn nuôi trong nông nghiệp ngày càng phát triển
và mở rộng quy mô trên toàn quốc nhưng không vì thế mà những nhà máy sản xuất
thức ăn chăn nuôi cần mọc như nấm ảnh hưởng đến cả chất lượng và chêch lệch số
lượng cần thiết.
Theo đó, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi Việt Nam – ông Nguyễn
Xuân Dương cho biết: Bộ Nông nghiệp cần có kế hoạch yêu cầu hạn chế xây dựng, mở
mới các nhà máy thức ăn chăn nuôi đặc biệt là ở các vùng có mật độ nhà máy đang
quá cao như hiện nay.
Nếu tính riêng sản lượng thức ăn công nghiệp thì tại khu vực
đồng bằng sông Hồng là 43%, Đông Nam Bộ là 27%, ĐBSCL là 13%. Như vậy, sản lượng
thức ăn công nghiệp tại một số vùng hiện đang ở mức cao và cần được kiểm soát.
Việc sử dụng cám công nghiệp cho gia súc ăn quá liều lượng sẽ ảnh hưởng trực tiếp
đến chất lượng sản phẩm trên thị trường nông sản.
Bên cạnh đó, cơ cấu phân bố nhà máy sản xuất thức ăn chăn
nuôi ở nước ta cũng rất không đồng đều. Việc cần làm bây giờ là khuyến cáo các
tỉnh, địa phương hạn chế mở mới nhất là ở những vùng có mật độ nhà máy cao: khu
vực đồng bằng Sông Hồng, đồng bằng Sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.
Theo quy hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
thì đến năm 2020 công suất sản xuất thức ăn chăn nuôi tại các nhà máy đạt khoảng
25 triệu tấn và sản lượng thực tế khoảng 17 triệu tấn. Tuy nhiên mới đến năm
2017 nước ta đã đạt công suất 31 triệu tấn và sản lượng thực tế khoảng 21 triệu
tấn, điều này là vượt qua chỉ tiêu đề ra.
Như vậy, việc sản xuất thức ăn chăn nuôi vượt chỉ tiêu dẫn đến
tình trạng cầu không tiêu hết cung gây mất cân bằng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến
chất lượng và giá trị của sản phẩm nông sản. Cung dư thừa sẽ giảm giá trị và ảnh
hưởng nhiều đến môi trường sống.
Để ngành chăn nuôi gia súc
phát triển lành mạnh, hợp lý, chúng ta cần có kế hoạch kìm hãm sự gia tăng nhà
máy sản xuất thức ăn chăn nuôi để lượng cầu đạt ngưỡng đáp ứng cân bằng lượng
cung.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét