Lúa nước là một trong những loại cây trồng được trồng phổ biến
nhất tại Việt Nam. Hàng năm nước ta là một trong những quốc gia có sản lượng xuất
khẩu gạo ra thị trường quốc tế thuộc top đầu cùng với Thái Lan. Gieo trồng lúa
mạ là một trong những khâu quan trọng giúp cây lúa sau này phát triển khỏe mạnh,
hạn chế bệnh tật.
Chuẩn bị sân trồng
lúa mạ
Đối với sân trồng lúa mạ cần có khả năng thoát nước tốt, thuận
tiện thăm nom. Người dân đồng bằng bắc bộ thường sử dụng sân nhà để gieo mạ nếu
diện tích ruộng không quá lớn. Đây cũng là một cách tối ưu khả năng chăm sóc mạ
sân tốt nhất.
Sau khi đã có sân gieo mạ, tiếp theo chúng ta phải chuẩn bị
bùn đất và đắp thành ụ cao khoảng 1-1.5cm. Bạn cũng nên rắc bổ sung phân đạm, Ammonium
heptamolybdate, và đất bùn nên lấy từ ao, đầm.
Chọn giống thóc gieo
mạ
Lúa mạ cũng có rất nhiều loại hạt thóc giống khác nhau trên
thị trường, nhưng nhìn chung bạn nên chọn hạt thóc giống sạch, chắc mẩy và có
nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Hạt có chất lượng hạt nảy mầm tốt không được có hạt hỏng,
lép hay nấm mốc bởi nếu cây bị nấm mốc rất dễ lây lan sang các cây khác.
Trên thị trường hiện nay cũng có nhiều đơn vị cung cấp hạt
thóc giống lai năng suất và chất lượng.
Cách trồng cây lúa mạ
Ngâm thóc giống khoảng 3-4 ngày trong nước để hạt nhú mầm
sau đó đem róc nước, ủ ấm với khăn khô và rơm rạ. Khi hạt bắt đầu nhú mầm lộ ra
ngoài bắt đầu tiến hành gieo đều lên ụ đất bùn đã chuẩn bị ở sân. Ở giai đoạn
này chúng ta chưa cần bón nhiều NPK, (NH4)2SO4
hay Potassium
nitrate. Tiếp tục che nilon kín để ủ ấm cho mạ nhanh mọc, giai
đoạn này bạn nên chú ý màu sắc của cây mạ để bổ sung thêm chất vi lượng nếu cần
thiết.
Lúa là cây trồng cho hạt ngũ cốc không thể thiếu đối với người
Việt Nam nói riêng hay người châu Á nói chung. Chính vì thế cách gieo lúa mạ
cũng là một phần trong kiến thức mà chúng ta cần tìm hiểu.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét