Thu sang đông là thời điểm người nông dân tập trung canh tác những loại cây: ngô, đỗ, đậu tương, đậu phộng... Trong đó, đậu phộng hay còn gọi là lạc được trồng với sản lượng và diện tích rất lớn. Đây cũng là loại cây trồng không quá khó để chăm sóc. Bài viết này sẽ là nơi blog chia sẻ những kỹ năng trồng và chăm sóc đậu phộng.
Cách trồng cây đậu phộng
Hiện nay, nhiều loại giống đậu phộng năng suất cao đang được đưa vào canh tác, sản xuất như giống đậu phộng siêu củ, đậu phộng ngọt...Thời điểm để bà con trồng cây đậu phộng thích hợp nhất chính là vào tháng 9, cuối tháng 9. Thời điểm này sẽ có khí hậu và thời tiết thuận lợi nhất cho giống cây đậu phộng.
Trước tiên, cần chọn đất ruộng có pha cát, không cần phải quá màu mỡ và nhiều nước bởi đậu phộng không thực sự ưa nước. Nó dễ bị chết nếu bị ngập úng. Hạt đậu phộng trước khi đem gieo nên phơi 1-2 nắng để hạt dễ nảy mầm hơn. Khi gieo hạt nên tưới nước đủ ẩm cho đất và trộn lẫn (NH4)2SO4 để hạt mau nảy mầm, bén rễ.
Khi trồng nêu lưu ý trồng thành luống, mỗi luống 2 hàng đảm bảo luống dễ thoát nước. Khoảng cách giữa các cây với nhau khoảng 25-30cm để cây có đủ khoảng trống để phát triển tán cây. Đừng quên bón lót thêm vôi bột trước lúc lên luống, bà con hãy bón vào rạch giữa luống toàn bộ các loại phân. Ngoài ra, bà con cũng nên lấp
một lớp đất mặt nhỏ hoặc phù sa dày 3- 4cm lên trên hạt.
Kỹ thuật chăm bón đậu phộng
Kỹ thuật che phủ nilon, xác hữu cơ cho đậu phộng: Dùng nilon
màu trắng có độ dày 0,007-0,01mm, hình ống, khổ 45-50cm, rọc làm đôi trùm kín
luống đậu phộng, dùng cuốc vét đất hai bên rãnh luống chèn kỹ xung quanh và giữa
để gió khỏi làm bay nilon. Do trùm nilon kín nên mặt luống được giữ ẩm, không bị
chim, chuột phá hại và ấm hơn ngoài trời 4-5oC, kết quả là đậu phộng nhanh mọc,
mọc đều hơn không che nilon khoảng 7-10 ngày.
Khi nào thấy đậu phộng mọc đội
nilon, cần dùng tay xé nilon rộng 5-7cm cho cây đậu phộng chui ra khỏi nilon. Nếu
cây đậu phộng nào có lá mầm nằm trong đất ta phải dùng tay vén đất để lộ 2 lá mầm
ra ngoài không khí. Khi cây đậu phộng tắt hoa bón nốt 50% vôi bột còn lại và MKP rắc
trực tiếp vào gốc cây đậu phộng.
Che phủ xác hữu cơ thay nilon, dùng rơm, rạ, thân cây đậu
tương cắt ngắn 20-25cm, che phủ toàn bộ mặt luống sau khi bón lót đầy đủ các loại
phân, phun thuốc trừ cỏ lên bề mặt luống. Vạch lỗ tra hạt giống theo khoảng
cách đã định.
Tưới nước, phân sinh học Amino Acid cho đậu phộng, cây đậu phộng cần độ ẩm 65 - 70% độ
ẩm đất từ khi gieo đến bói hoa và 70 - 80% từ khi ra hoa rộ đến chắc hạt mới
cho năng suất cao. Đậu phộng khi thu hoạch nên thu hoạch nhanh gọn trong 2-3 ngày để chọn đúng ngày vào mùa nhất.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét