Là loại cỏ có nguồn gốc từ Trung Đông, yến mạch được người
ta trồng chủ yếu làm nguồn thực phẩm, thức ăn cho gia súc bởi nó chứa hàm lượng
protein rất lớn. Cỏ yến mạch thích hợp trồng nhất tại những vùng khô, đất cao,
không ngập nước như Úc, Ấn Độ...
Đặc tính sinh trưởng
của cỏ yến mạch
Cỏ yến mạch cũng có đặc tính sinh trưởng tương tự lúa mạch
nên được gieo thành hàng với khoảng cách từ 25cm trở lên để đảm bảo không gian
sinh trưởng tốt nhất cho cây. Sau khi gieo hạt giống cỏ yến mạch xong cần lấp đất
và bón lót đạm
Ure và tro trấu để mục, đồng thời tưới ẩm để đảm bảo mật độ đồng
đều sau gieo.
Ngoài phương pháp gieo thành hàng, chúng ta cũng có thể tiến
hành gieo vãi đều theo luống đất kết hợp phủ một rơm rạ để tránh chim chuột,
côn trùng phá hoại. Mặt luống thích hợp để gieo cỏ yến mạch rộng khoảng 50-70cm
và có độ cao trên 10cm để thoát nước.
Đất trồng thích hợp
cho cỏ yến mạch
Cỏ yến mạch là loại cây trồng phù hợp với đất thịt nhẹ hoặc
cát pha không chua, độ Ph dưới 6. Là loại cây không yêu cầu nhiều nước nhưng cỏ
yến mạch rất mẫn cảm với sự thiếu hụt nước, nên chúng ta cần cung cấp chế độ nước
tưới phù hợp và các loại dinh dưỡng cần thiết: amôn, diammonium phosphate,
DAP...
Cỏ yến mạch cũng là loại cây không đòi hỏi cần thâm canh cao
nên lượng phân bón cho cần thiết cho cỏ yến mạch không phải nhiều, chỉ cần duy
trì chế độ bón cân đối. Ngoài ra, cỏ yến mạch với thời gian sinh trưởng ngắn
ngày nên giai đoạn bón phân cũng cần rút ngắn so với các loại cây trồng khác.
Phòng chống sâu bệnh
hại cho cỏ yến mạch
Khi vào thời kỳ phát triển mạnh thường có rệp gây hại cây trồng
nên cần xử lý bằng các loại thuốc trừ rệp cho cỏ yến mạch khác theo đúng nồng độ
chỉ dẫn của chuyên gia.
Kết hợp với quy trình phòng chống sâu bệnh, vẫn cần duy trì
chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho thân và lá cây để có khả năng chống chịu tốt nhất:
NPK, phân lân, ammonium
heptamolybdate, amôn...
Cỏ yến mạch thường có thể thu hoạch vào thởi điểm bông chín
vàng tương tự các loại lúa, ngũ cốc khác. Cắt lấy phần thân để cho gia súc ăn
tươi hoặc đem phơi khô ủ chua cho gia súc ăn dần. Đây là loại cỏ không giàu
vitamin A nhưng lại rất nhiều protein nên là nguồn thực phẩm bổ dưỡng cho sự
phát triển của các loài động vật ăn cỏ.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét