Dâu da đất là một trong những loại cây được trồng khá phổ biến
tại Việt Nam và chúng cũng mọc tự nhiên nhiều ở khu vực miền núi. Nói về quả
dâu da đất thì có thể được xem là một trong những đặc sản của miền núi. Những
cây dâu da cổ thụ vừa có tác dụng làm che bóng mát lại vừa cung cấp nguồn trái
cây hương vị thơm ngon, giàu dinh dưỡng.
Dâu da có khá nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người như
kích thích tiêu hóa, chữa ho, trị sưng tấy mụn nhọt. Hơn nữa gỗ dâu da cũng được
sử dụng rất nhiều trong công nghiệp, xây dựng, thủ công mỹ nghệ.
Kỹ thuật trồng dâu da đất
Dâu da đất có thể mọc tự nhiên ở nhiều nơi nhưng để đảm bảo
năng suất thu hoạch tốt nhất, người ta vẫn sử dụng các biện pháp trồng và chăm
bón theo đúng kỹ thuật. Dâu da đất thường được nhân giống bằng phương pháp ươm hạt
hoặc chiết cành. Tuy nhiên, ươm hạt là phương pháp khuyên dùng bởi nó cho cây
con khỏe mạnh, tạo bộ rễ tốt nhất.
Bà con cần lựa chọn những hạt giống già, chắc sau đó loại bỏ
lớp vỏ để lộ hạt nhân rồi đem gieo trực tiếp vào đất ươm. Đất ươm giống dâu da
nên lựa chọn loại đất tơi xốp trộn chung với phân chuồng hoai mục và amon.
Bên cạnh đó, phương pháp chiết cành cũng được nhiều người
dân sử dụng nhưng phương pháp này không nên áp dụng với nhiều đời bởi càng đời
dâu da con về sau càng cho chất lượng và sức khỏe sinh trưởng kém hơn.
Sau khi hạt giống dâu da mọc cao khoảng 5cm trên khỏi mặt đất,
bà con tiến hành tách bầu đất đem trồng vào vị trí đất trồng đã chuẩn bị trước.
Đất trồng dâu da lý tưởng cũng là loại đất tầng mặt dày, dễ vun xới, khả năng
thoát nước tốt. Đồng thời bón thêm chất kích thích ra rễ cho ngấm
vào đất để cây con phát triển nhanh nhất.
Nhìn chung, cách chăm sóc dâu da đất cũng không gặp quá nhiều
khó khăn bởi đây cũng là loại cây mọc tự nhiên. Trong đó, nước sạch là yếu tố cần
thiết nhất đối với sự sinh trưởng và phát triển của dâu da đất. Bà con nên giữ
chế độ tưới nước thường xuyên, đảm bảo độ ẩm cho đất và sử dụng nước để điều
hòa mức độ tăng trưởng, thời điểm ra hoa kết trái…
Cây dâu da không có nhiều yêu cầu đặc biệt về phân bón nên mỗi
1 năm, bà con chỉ cần tưới thúc phân sinh học Amino Acid và
supe lân cho cây 2 lần vào đầu và cuối mùa mưa.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét