Thanh táo là loài cây bụi bắt nguồn từ Ấn Độ và cũng trồng
nhiều tại một số nước Đông Nam Á: Malaysia, Campuchia, Thái Lan... Trước đây,
thanh táo mọc dại rất nhiều ở ven đường không ai để ý nhưng từ khi người ta biết
đến những công dụng của nó thì thanh táo lại được trồng nhiều như một loại cây
cảnh và sử dụng các bộ phận làm thành phần thuốc.
Trong Đông y, thanh táo có vị cay, tính ẩm nên có tác dụng
tiêu sưng giảm đau, nối gân rất tốt, lá của cây có thể sử dụng để trị đau nhức
cơ bắp, chống viêm nhiễm vết thương tại chỗ. Rễ và cành lá thanh táo có thể
dùng tươi bằng cách giã đắp lên vết thương sưng tấy hoặc bó gãy xương.
Kinh nghiệm trồng thanh
táo
Cây thanh táo cũng có thể sống được ở nhiều loại đất khác
nhau, nhưng đất phải thoát được nước, độ pH trung bình. Loại đất ưa thích của
cây thanh táo là đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng do đó người trồng thường sử dụng
phân bón chứa DAP
cùng một số loại phân hữu cơ khác. Đồng thời, sử dụng vôi bột sẽ giúp bạn kiểm
soát độ pH ở mức cho phép pH<6.
Cây thanh táo cũng không quá phức tạp hay quá cầu kỳ trong kỹ
thuật trồng chăm sóc nhưng đây cũng là một loại cây cảnh nên cần những bàn tay
tài hoa để nâng tầm vẻ đẹp của chúng lên. Bạn có thể trồng ở sân vườn hoặc trồng
trong chậu đều được nhưng nếu gieo trồng trong chậu thì chú ý chế độ ánh sáng để
cây hứng ánh sáng ít nhất 6 tiếng mỗi ngày và đục lỗ thoát nước dưới đáy để cây
không bị úng mà chết.
Quy cách chăm bón cho
cây thanh táo
Gieo hạt thanh táo được khoảng 1 tuần, chúng ta sử dụng potassium
chloride và phân chuồng hữu cơ để kích thích hạt nảy mầm, trồi
nhanh. Bên cạnh phương pháp ủ giống cây thì giâm cành cũng được nhiều người áp
dụng với ưu điểm là nhanh hơn nhưng tỷ lệ thành công không cao.
Hàng ngày, bạn nên tưới cho thanh táo 2 lần vào sáng sớm và
giữa chiều, ngoài ra tránh tưới vào ban đêm. Để cây thanh táo đẻ nhiều nhánh,
ra nhiều hoa thì mỗi tháng chúng ta nên bón phân điều độ thông qua hình thức trộn
với đất tơi xốp bằng các loại phân: MgSO4,
phân hữu cơ và các chất vi lượng...
0 nhận xét:
Đăng nhận xét