Đỗ tương là một trong những loại thực phẩm được sử dụng phổ
biến không chỉ ở Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới. Đỗ tương thuộc họ nhà đỗ
là loại cây lấy quả dễ trồng, dễ chăm bón mà lại có giá trị dinh dưỡng cao, chế
biến được nhiều món ăn nên rất được các trang trại ưa chuộng trồng loại cây
này.
Châu Á là một trong những khu vực sản xuất và sử dụng lượng
đỗ tương nhiều nhất trên thế giới. Đỗ tương cũng chính là thành phần chính sử dụng
trong công nghiệp sản xuất dầu ăn an toàn hiện nay. Trong thành phần của đỗ
tương có chứa hàm lượng đạm và axit amin cao đồng thời cũng là nguồn cung cấp
các loại vitamin, bổ sung canxi cần thiết cho cơ thể. Dưới đây là những kỹ thuật
trồng đỗ tương đem lại giá trị kinh tế cao cho các trang trại, nhà vườn.
Thứ Ba
Kỹ thuật trồng cây đỗ tương đem lại giá trị kinh tế cao
Đỗ tương hoàn toàn có thể trồng với đất vườn, đất ruộng,
nhưng nên trồng trên các loại đất thịt nhẹ, tơi xốp, có thể pha cát. Bà con có
thể sử dụng phân bón chứa potassium
nitrate để thanh lọc đất trước khi tiến hành trồng đỗ tương.
Ngoài ra, cũng cần chú ý đến công tác thoát nước tránh để đỗ tương thối rễ.
Đỗ tương rất thích hợp khi được trồng tại vùng đất có khí hậu
nhiệt đới ẩm như Việt Nam. Đỗ tương có thể trồng quanh năm, nhưng cách tốt nhất
là bà con nên tránh trồng đỗ tương vào mùa rét đậm bởi thời tiết rét đậm, rét hại
sẽ khiến đỗ tương không thể ra hoa và đậu trái.
Khi gieo hạt đỗ tương đối với đất ruộng hoặc đất vườn thì bà
con cần làm tơi xốp đất mặt và trộn thêm một số loại phân bón hữu cơ hoai mục
như xơ dừa, ủ chuồng... Bà con cũng dùng thêm vôi bột để khử chua giữ độ pH
trung tính cho đất trồng đỗ tương.
Sử dụng hạt giống đỗ tương có bán tại các cửa hàng nông sản
đem ngâm ủ với nước ấm và cát ẩm sau đó tiến hành gieo. Đất gieo hạt đỗ tương
là loại đất tơi xốp được trộn lẫn với humic
acid, sau khi gieo tưới nước nhẹ tạo ẩm cho đất.
Hạt đỗ tương thông thường sẽ nảy mầm và mọc lá non sau khoảng
2 tuần gieo, lúc đó bà con tách các cây con trồng vào vị trí muốn trồng, có thể
trồng trong chậu, thùng xốp. Mỗi cây nên trồng cách nhau ít nhất là 50cm để đảm
bảo không gian phát triển cho các cây.
Sau khi trồng đỗ tương, bón lót phân bón ammonium
chloride và tưới nước đều mỗi ngày. Không để đất úng nước nhưng
cũng không để cây đỗ tương chịu hạn nên bà con có thể áp dụng phương thức tưới
phun sương và chia làm nhiều lần tưới trong ngày, chẳng hạn như mỗi ngày có thể
tưới 2 lần vào sáng và chiều mát. Tuy nhiên, hạn chế tưới nước vào tối muộn bởi
ban đêm phần gốc cây đỗ tương có thể bị nấm bệnh do quá ẩm.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét