Thứ Ba

Hướng dẫn kỹ thuật trồng su hào chống chịu sâu bệnh tốt

Su hào là một trong những loại thực phẩm nông sản rất được ưa chuộng tại Việt Nam. Hàng năm cứ dịp vào mùa tháng 10 tháng 11 hàng năm là bắt đầu vào mùa su hào. Su hào là loại rau ăn củ bổ dưỡng, giàu chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa và sức khỏe con người. Nếu áp dụng đúng kỹ thuật dưới đây, cây su hào vừa cho củ to ngon vừa có khả năng chống chịu lại sâu bệnh tốt nâng cao năng suất thu hoạch.
>>>> Xem thêm: cách chăn nuôi gà thịt theo mô hình trang trại

Hướng dẫn trồng su hào

Trước tiên, bà con phải chuẩn bị đất trồng su hào, ưu tiên chọn những loại đất pha cát hoặc đất thịt tơi xốp để cây dễ dàng hấp thụ dinh dưỡng và không bị ngập úng làm thối củ. Đất trồng su hào cũng cần được bón vôi bột khử nấm, vi khuẩn và khử chua trước khoảng 1 tuần.

Hạt giống su hào hiện nay bà con có thể mua tại các cửa hàng hạt giống uy tín theo giới thiệu của hợp tác xã nông nghiệp hoặc mua của bà con quen biết để đảm bảo không mua phải hạt giống giả ảnh hưởng năng suất thu hoạch. Đem hạt su hào mua được ngâm với nước ấm khoảng 15 phút sau đó gieo ươm vào mặt đất ẩm. Gieo xong tưới nhẹ trên mặt đất để rễ cây hút được nước từ đất một cách dễ dàng, nhanh chóng phát triển bộ rễ chắc chắn.


Chú ý tới thời vụ trồng su hào bà con sẽ thấy thời điểm thích hợp nhất để trồng đó là vào khoảng tháng 9 tháng 10 âm lịch, lúc trời bắt đầu se se lạnh. Trồng đúng vụ chúng ta có thể thu hoạch vào dịp cận tết bán lời cao hoặc nếu trồng để ăn thì cũng có rau sạch ăn ngày tết. Nếu trồng tại nhà, trên ban công để lấy rau sạch ăn, bà con cũng có thể tận dụng trồng trong thùng xốp, chậu xi măng. Mỗi thùng trồng khoảng 2 – 3 cây tưới nước và phân bón đều đặn là có rau ăn tươi ngon sau vài tháng.

Đến thời kỳ cây phát triển, bà con nên bón bổ sung NPK vào gốc để bổ sung chất dinh dưỡng giúp thúc hình thành củ chóng có rau ăn. Hàng tuần tưới đạm Ure một lần, chú ý pha loãng với nước sạch để tưới tránh làm cây bị chết xót.

Nếu được chăm sóc đúng cách chỉ sau khoảng gần 2 tháng là củ su hào đã lớn gần ăn được rồi. Lúc này tiếp tục chăm bón chờ củ phình to ra đến lúc đường kính đạt trên 10cm thì có thể thu hoạch sử dụng cho bữa ăn. Sau khi thu hoạch hết, rau lá su hào không nên vứt bỏ phí mà có thể tận dụng làm thức ăn cho chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy hải sản... Chúc bà con thành công!

Hướng dẫn kỹ thuật trồng su hào chống chịu sâu bệnh tốt Rating: 4.5 Diposkan Oleh: Unknown

0 nhận xét:

Đăng nhận xét